KIỂM ĐỊNH CÂN ÔTÔ

KIỂM ĐỊNH CÂN ÔTÔ

CÂN Ô TÔ HIỂU PHÁT - CUNG CẤP DỊCH VỤ  KIỂM ĐỊNH CÂN XE Ô TÔ MIỀN NAM

- Cân điện tử nói chung và cân ô tô, cân xe tải nói riêng là công cụ, thiết bị không thể thiếu trong các nhà máy sản xuất chế biến nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng hóa. Do đó Kiểm định cân ô tô là thiết bị vô cùng quan trọng làm thế nào để cân luôn hoạt động ổn định đạt độ chính xác cao nhất.

- Để tránh các sự cố có thể xảy ra đối với cân điện tử trong quá trình sử dụng ngoài việc người vận hành phải tuân thủ nghiêm quy trình vận hành thì cân điện tử cũng cần kiểm tra sai số của từng loại cân đặc biệt là sau khi sửa chữa hoặc đã hết hạn kiểm định 12 tháng theo quy định.

- Theo quyết định của tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam quy định tất cả các loại cân điện tử thương mại  đều phải có phê duyệt mẫu và phải được cơ quan có thẩm quyền dán tem cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn hoặc kiểm định. Và kiểm định định kỳ sau 12 tháng kể từ lần kiểm định gần nhất.

- Ngoài việc cung cấp sản phẩm và các dịch vụ chính Cân ô tô Hiểu Phát còn cung cấp thêm dịch vụ hiệu chỉnh, liên kết với cơ quan có chức năng hiệu chuẩn kiểm định dán tem cấp giấy chứng nhận kiểm định trong các trường hợp như: Sau khi sửa chữa, kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ hàng năm, hoặc bất thường. Tư vấn về các quy định của luật đo.

kiem-dinh-can-o-to

VĂN BẢN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VIỆT NAM

Cân ô tô - Quy trình kiểm định

1/ Phạm vi áp dụng:

Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình kiểm định ban đầu và kiểm định định kỳ các cân ôtô có mức cân lớn nhất Max > 5.000 kg, cấp chính xác trung bình (cấp 3) theo TCVN 4988-1989.

Văn bản này áp dụng cho cả các cân bàn có mức cân Max > 5.000 kg.

Văn bản này không áp dụng cho cân trục xe ôtô.

2/ Các phép kiểm định:

Phải lần lượt tiến hành các phép kiểm định cho trong bảng 1.

Bảng 1

Tên phép kiểm định

Theo điều....

Chế độ kiểm định

 

của văn bản

Ban đầu

Định kỳ

1

2

3

4

 

1. Kiểm tra bên ngoài và kiểm tra kỹ thuật

 

4.1

 

 

- Kiểm tra chi tiết và nhóm chi tiết

4.1.1

+

-

- Kiểm tra móng cân, bệ cân

4.1.2

+

-

- Kiểm tra loadcell

4.1.3

+

+

- Kiểm tra hộp ghép nối & dây dẫn

4.1.4

+

+

- Kiểm tra bộ phận chỉ thị

4.1.5

+

+

- Kiểm tra giao diện ghép nối chỉ thị với thiết bị ngoại vi

4.1.6

+

+

- Kiểm tra nhãn, mác cân

4.1.7

+

-

- Kiểm tra bộ phận dấu kiểm định

4.1.8

+

-

2. Kiểm tra đo lường

 

4.2

 

 

Thực hiện kiểm tra theo một trong hai mục 4.2.2.1 hoặc 4.2.2.2

 

 

 

a) Theo phương pháp đầy đủ chuẩn, phương pháp thay thế chuẩn

4.2.2.1

 

 

- Kiểm tra mức cân "0" hoặc mức cân Min

4.2.2.1.1

+

+

- Kiểm tra tải trọng lệch tâm

4.2.2.1.2

+

+

1

2

3

4

- Kiểm tra độ đúng tại các mức cân

4.2.2.1.3

+

+

- Kiểm tra cơ cấu chỉ thị và cơ cấu in

4.2.2.1.4

+

+

b) Theo phương pháp bậc thang rút gọn*

4.2.2.2

 

 

- Kiểm bộ phận chỉ thị

4.2.2.2.1

+

+

- Kiểm tra toàn cân

4..2.22.2

+

+

- Kiểm tra cân không tải

42.2.2.2.1

+

+

- Kiểm tra tải trọng lệch tâm

4.2.2.2.2.2

+

+

- Kiểm tra mức cân  C

4.2.2.2.2.3

+

+

- Kiểm tra mức cân  (Max-C) đến Max

4.2.2.2.2.4

+

+

- Kiểm tra lại mức cân C

4.2.2.2.2.5

+

+

-Kiểm tra cơ cấu chỉ thị và cơ cấu in

4.2.2.2.3

+

+

 

* Áp dụng cho cân ô tô chỉ thị kiểu đồng hồ hoặc  quả đẩy có mức cân lớn nhất ³ 60.000 kg.

3/ Phương tiện và điều kiện kiểm định:

3.1  Phương tiện kiểm định

3.1.1 Quả cân chuẩn

- Quả cân chuẩn hạng III (M1) theo TCVN 4535 - 88, có tổng khối lượng danh nghĩa phù hợp với tỷ lệ kiểm chọn sẵn và mức cân lớn nhất (phương pháp bậc thang rút gọn).

- Quả cân chuẩn hạng IV (M2) theo TCVN 4535 - 88 có tổng khối lượng không ít hơn 2/10 Max (phương pháp thay thế chuẩn và phương pháp bậc thang rút gọn) hoặc tổng khối lượng bằng Max (phương pháp đầy đủ chuẩn).

- Quả cân chuẩn hạng IV (M2) theo TCVN 4535 - 88 và có tổng khối lượng bằng hai lần sai số cho phép lớn nhất của cân.

3.1.2 Thiết bị khác

- Giá kiểm chuyên dùng và các thiết bị phụ kèm theo như: ổ dao, gối phụ, thanh nối đòn, giá đỡ quả ... (phương pháp bậc thang rút gọn).

- Thước cuộn, thước lá, khắc vạch đến 1 mm.

- Nivô, ống thuỷ, dây dọi.

- Tải bì với khối lượng đủ để kiểm định tới mức cân Max.

- Thiết bị tăng giảm điện áp.

- Thiết bị kiểm tra phần điện và điện tử: vônkế, milivônkế, ampekế v.v...

3.2 Điều kiện kiểm định

Tất cả phương tiện kiểm phải hoạt động tốt, sẫn sàng tham gia vào việc kiểm định.

3.2.1 Điều kiện mặt bằng: Phải có mặt bằng thích hợp cho việc tập kết đầy đủ quả cân chuẩn, các phương tiện làm bì..v..v..

3.2.2 Điều kiện môi trường

- Nhiệt độ môi trường từ -10°C đến  40°C ;

- Độ biến thiên nhiệt độ trong quá trình kiểm định không lớn hơn 5°C / h;

- Không mưa hoặc gió lớn, rung động mạnh ảnh hưởng đến kết quả kiểm định.

3.2.3 Các điều kiện khác

+ Trong quá trình kiểm định sự thay đổi điện áp, tần số chỉ được phép dao động trong phạm vi :

- Điện áp: Từ -15 % đến 10 % điện áp danh nghĩa.

- Tần số  : Từ - 2 % đến   2 % tần số danh nghĩa.

+ Phải loại trừ được tác động của nhiễu có thể gây sai lệch các chỉ tiêu đo lường và các chức năng hoạt động của cân.

4/ Tiến hành kiểm định:

4.1 Kiểm tra bên ngoài và kiểm tra kỹ thuật

Phải kiểm tra bên ngoài và kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau :

4.1.1 Kiểm tra chi tiết và nhóm chi tiết

4.1.1.1 Dao, gối, má chắn (nếu có):

Ở mỗi cặp dao gối, độ cứng của dao không được lớn hơn độ cứng của gối và má chắn, tiếp xúc giữa lưỡi dao và rãnh gối không nhỏ hơn 2/3 chiều dài tiếp xúc thiết kế.

Độ dịch chuyển của dao trên rãnh gối theo chiều lưỡi dao không lớn hơn 0,5 mm đến 2 mm đối với đòn và quang truyền lực, không lớn hơn 0,3 mm đến 1 mm đối với đòn chính.

4.1.1.2 Đòn cân (nếu có)

Đòn cân phải chế tạo chắc chắn, an toàn. Dao phải được lắp chặt trên đòn. Các lưỡi dao phải song song với nhau và vuông góc với đường tâm của đòn. Các lưỡi dao phải nằm trên một mặt phẳng. Các đòn cân cùng chức năng (cũng là đòn góc, hoặc đòn truyền 1, hoặc đòn  truyền 2...) phải được chế tạo như nhau và cùng tỷ số truyền.

4.1.1.3 Trụ đỡ

Trụ đỡ phải bền vững, không có khuyết tật đúc, mối hàn trên các trụ (nếu có) không được có các vết nứt trông thấy bằng mắt thường.

4.1.1.4 Quang truyền lực (nếu có)

Hệ thống quang truyền lực phải chắc chắn. Khi làm việc quang truyền lực phải thẳng đứng, không vướng kẹt. Hệ thống quang truyền lực sau khi lắp phải đảm bảo cho cân dao động tốt.

4.1.1.5 Trụ đỡ đòn chính, giá đỡ đầu đồng hồ (nếu có)

Trụ đỡ đòn chính, giá đỡ đầu đồng hồ phải bắt cố định trên nền móng. Mặt đốc cân phải nằm ngang. Trụ đỡ đòn chính và hộp đỡ đầu đồng hồ phải thẳng đứng.

4.1.1.6 Bàn cân và chân truyền lực phải có kết cấu vững chắc.

- Mặt bàn cân phải song song với mặt phẳng ngang và phẳng với mặt đường dẫn ra vào cân, đảm bảo cho xe ra vào cân không gây va đập mạnh.

- Bộ phận hạn chế dao động ngang, dọc, mặt bàn cân phải chắc chắn, điều chỉnh được dễ dàng.

4.1.2 Kiểm tra móng cân, bệ cân

Móng, bệ cân xây dựng theo bản vẽ của nhà chế tạo. Móng và các trụ móng không được có vết nứt, đáy móng phải có độ dốc thoát nước. Nơi có nước thấm phải được chống thấm tốt.

Nẹp móng phải thẳng và phẳng, duy trì khe hở đều (15 ¸ 20) mm với mặt bàn cân. Đoạn đường phẳng ra vào ở cả hai phía của mặt bàn cân không ngắn hơn 5 m. Kích thước và kết cấu móng không gây khó khăn cho việc sửa chữa và bảo dưỡng cân.

4.1.3  Loadcell (nếu có)

Các loadcell được lắp trong cân phải tuân thủ theo các yêu cầu sau:

- Các đặc trưng kỹ thuật và đo lường của loadcell phải phù hợp với cân có cấp chính xác trung bình (cấp 3);

- Các loadcell nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước phải có chứng chỉ của nhà sản xuất hoặc cơ quan đo lường có thẩm quyền;

- Tải trọng lớn nhất tác dụng lên loadcell (Emax) phải đảm bảo:

Emax =  Q..Max . R / N

Ở đây:

Emax : Tải trọng lớn nhất của loadcell.

Max   : Mức cân lớn nhất.

N         : Số lượng loadcell.

R         : Tỷ lệ truyền lực.

Q : Hệ số hiệu chỉnh (khi tính đến ảnh hưởng tải trọng ban đầu P0 và độ phân bố tải trọng không đều trên các loadcell, Q >1).

- Các loadcell phải được lắp đặt phù hợp với nguyên lý hoạt động và kết cấu của cân.

4.1.4 Hộp ghép nối và dây dẫn (nếu có)

- Dây dẫn tín hiệu điện phải là dây có kết cấu bọc kim được bọc kín và đặt ở nơi khô ráo.

- Hộp ghép nối và chỉnh cân bằng giữa các loadcell phải được đậy kín và có chỗ để niêm phong. Các mối ghép bằng vít phải chắc chắn; các mối hàn thiếc phải kín.

- Cơ cấu điều chỉnh cân bằng giữa các loadcell phải dễ dàng thao tác khi điều chỉnh.

4.1.5 Bộ phận chỉ thị

Giá trị độ chia khối lượng trên thang đo thước chính và thước phụ phải bằng 1.10n; 2.10n hoặc 5.10n với n là số nguyên, dương hoặc bằng không.

4.1.5.1 Kiểu đòn chính

Đòn chính đồng thời phải thoả mãn các yêu cầu về đòn cân theo điều 4.1.1.2 và các yêu cầu sau:

Quả đẩy phải được di chuyển nhẹ nhàng trên thân thước. Trọng tâm quả đẩy không thay đổi trong quá trình làm việc. Hành trình dịch chuyển quả đẩy phải được xác định. Vị trí tiếp xúc của mỏ quả đẩy và khắc vạch phải ổn định. Đỉnh mỏ quả đẩy không được chạm đáy rãnh khắc vạch. Quả đẩy lắp ghép phải được niêm phong bằng nút chì.

Quả đối trọng phải có trọng tâm ổn định và không được tự dịch chuyển trong quá trình làm việc. Vị trí quả đối trọng phải xác định và có khả năng điều chỉnh cả về hai phía.

4.1.5.2 Kiểu đồng hồ

Khoảng cách độ chia tối thiểu trên thang đo mặt số của đồng hồ không được nhỏ hơn 1,25 mm.

Chiều dày vạch chia phải đều nhau trên toàn thang đo và bằng 0,1 ÷ 0,25 chiều dài vạch chia, nhưng không mảnh hơn 0,2 mm. Chiều dài vạch chia dài nhất phải ³ 1,2 lần chiều dài vạch chia ngắn nhất. Chữ số trên thang đo có chiều cao không nhỏ hơn 4 mm.

Chiều dày đầu kim chỉ không được lớn hơn chiều dày vạch chia. Chiều dài kim chỉ phải phủ ít nhất 2/3 chiều dài vạch chia ngắn nhất. Kim chỉ không chạm sát mặt thang đo nhưng không cách xa quá 2 mm.

Cân có cơ cấu chuyển quả mắc sẵn (mở rộng phạm vi cân) phải hoạt động tốt, số chỉ phạm vi cân mở rộng phải phù hợp với phạm vi cần sử dụng. Thước phụ của cân (nếu có) phải thoả mãn yêu cầu theo điều 4.1.5.1.

- Bộ phận giảm dao động (nếu có) không được gây ra những ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đo lường của cân

4.1.5.3  Kiểu hiện số

- Phần thập phân cần được phân biệt với phần nguyên bằng dấu thập phân (dấu phẩy hoặc dấu chấm). Khi đó ít nhất một chữ số bên trái dấu thập phân và toàn bộ chữ số bên phải dấu thập phân phải được hiển thị.

- Cơ cấu chỉ thị phụ (nếu có) không được gây ra những ảnh hưởng tới các chỉ tiêu đo lường của cân.

4.1.6 Giao diện giữa bộ phận chỉ thị với các thiết bị ngoại vi (nếu có)

- Giao diện phải đảm bảo tách hoàn toàn ảnh hưởng của các thiết bị ngoại vi cũng như tác động của nhiễu qua giao diện này đến các chỉ tiêu đo lường của cân.

- Giao diện phải đảm bảo không cho phép thông qua nó, đưa vào bộ phận chỉ thị các số chỉ sai hoặc chưa được xác định và dễ gây nhầm lẫn với kết quả cân, cũng như không được phép thông qua nó, hiệu chỉnh cân hoặc thay đổi bất kỳ yếu tố ảnh hưởng nào.

- Cơ cấu in và lưu trữ số liệu (nếu có)

Không được phép  in, truyền dẫn và lưu trữ số liệu khi cân chưa đạt trạng thái cân bằng ổn định.

Kết quả in phải rõ ràng, không gây sự nhầm lẫn. Chữ số in ra phải có chiều cao ít nhất là 2mm. Tên hoặc ký hiệu đơn vị đo phải nằm ở bên phải kết quả đo hoặc nằm trên cột kết quả tương ứng.

- Cho phép có ký hiệu chú giải (nếu cần ) trong kết quả in, lưu trữ số liệu.

4.1.7 Yêu cầu về nhãn mác

Trên mác cân, tối thiểu phải có các kí hiệu sau :

- Nhãn hiệu hoặc tên đầy đủ của nhà sản xuất;

- Cấp chính xác;

- Mức cân lớn nhất                                       Max ........... ;

- Mức cân nhỏ nhất                                      Min ...........  ;

- Giá trị độ chia kiểm                                               e = ...........   ;

- Số sêri sản xuất;

- Khoảng điện áp làm việc (với cân có sử dụng nguồn điện) ............ ;

- Khoảng tần số làm việc (với cân có sử dụng nguồn điện) .............. ;

Mác cân phải có hình dáng, kích thước dễ nhìn thấy, các ký hiệu, số hiệu trên mác phải rõ ràng, không được tẩy xoá.

4.1.8 Dấu kiểm định

Cân phải có vị trí đóng dấu hoặc dán tem kiểm định, vị trí này phải đảm bảo dễ đóng dấu, dễ nhìn thấy dấu và việc đóng dấu không làm thay đổi các đặc trưng đo lường của cân. Bộ phận mang dấu hoặc tem kiểm định nếu bị tháo dỡ, phải đảm bảo phá huỷ dấu hoặc tem kiểm định

4.2 Kiểm tra đo lường

Cân ô tô được kiểm tra đo lường theo trình tự, nội dung, phương pháp và yêu cầu sau đây :

4.2.1 Yêu cầu đo lường

4.2.1.1 Giới hạn sai số cho phép khi kiểm định ban đầu tính theo giá trị độ chia kiểm tra  e  tuỳ thuộc vào mức cân m và được quy định trong bảng 2.

Bảng 2

Mức cân m

Sai số cho phép

 

0      =    m   =   500 e

500     <   m   =  2000 e

2000 e   <  m   =  10.000 e

 

± 0,5 e

± 1,0 e

± 1,5 e

 

4.2.1.2 Giới hạn sai số cho phép của cân khi kiểm tra định kỳ bằng hai lần giới hạn số cho phép khi kiểm định ban đầu.

4.2.1.3 Giới hạn sai số cho phép khi kiểm tra độ đúng các khắc vạch đòn chính (phương pháp bậc thang rút gọn) bằng 2/10 giới hạn sai số cho phép của cân.

4.2.1.4 Giới hạn sai số cho phép khi kiểm tra bộ phận chỉ thị kiểu đồng hồ (phương pháp bậc thang rút gọn) bằng 5/10 giới hạn sai số cho phép của cân.

4.2.1.5 Ở cân có chỉ thị hiện số. Giới hạn sai số cho phép được phép làm tròn số.

4.2.1.6 Độ nhậy (đối với cân không tự chỉ thị)

Tại mức kiểm bất kỳ, khi số chỉ của cân đang ở trạng thái cân bằng ổn định, thêm vào hoặc bớt ra một gia trọng bằng giá trị tuyệt đối của giới hạn sai số cho phép, kim chỉ phải dịch chuyển không nhỏ hơn 3 mm.

4.2.1.7 Độ động (đối với cân chỉ thị tương tự)

Tại mức kiểm bất kỳ, khi kim chỉ cân bằng ổn định, nếu thay đổi tải trọng một giá trị bằng giới hạn sai số cho phép của mức kiểm đó, kim chỉ phải dịch chuyển không ít hơn 7/10 giá trị giới hạn sai số này.

4.2.1.8 Độ động cân không tự chỉ thị: Tại mức kiểm bất kỳ, nếu thay đổi tải trọng một giá trị bằng 4/10 giới hạn sai số cho phép, kim chỉ phải dịch chuyển rõ rệt.

4.2.1.9 Độ động cân chỉ thị hiện số: Tại mức kiểm bất kỳ, khi cân đang ở trạng thái cân bằng ổn định, thay đổi tải trọng bằng 1,4 giá trị độ chia, số chỉ của cân phải có sự thay đổi rõ rệt.

4.2.1.10 Độ lặp lại không tải (hoặc mức cân Min): Chênh lệch lớn nhất của ba lần đo ở không tải, không được vượt quá giá trị tuyệt đối của giới hạn sai số cho phép tương ứng.

4.2.1.11 Độ lặp lại có tải: chênh lệch lớn nhất của ba lần đo cùng một tải trọng, không được lớn hơn giá trị tuyệt đối của giới hạn sai số cho phép tại mức tải đó.

4.2.1.12 Chênh lệch kết quả giữa các chỉ thị: Dưới tác dụng của cùng một tải trọng, chênh lệch kết quả cân giữa các chỉ thị của cùng một cân không được lớn hơn giá trị tuyệt đối của giới hạn sai số cho phép ở mức cân đó.

4.2.1.13 Số chỉ của phép cân trên bộ phận chỉ thị điện tử được coi là đạt cân bằng ổn định nếu trong quá trình in trong khoảng thời gian 5 giây trên chỉ thị chỉ có nhiều nhất là 2 số chỉ và một trong số chỉ đó là kết quả được in ra.

4.2.1.14 Giá trị khối lượng hàng hoá được in ra phải đúng với giá trị cân thực NET (hiệu số giữa giá trị cân tổng GROSS và cân bì).

4.2.2 Phương pháp và trình tự kiểm tra

Phải thực hiện kiểm tra cân, bằng một trong các phương pháp sau:

- Phương pháp đầy đủ chuẩn;

- Phương pháp thay thế chuẩn;

- Phương pháp bậc thang rút gọn.

4.2.2.1 Trình tự kiểm tra khi sử dụng phương pháp đầy đủ chuẩn và phương pháp thay thế chuẩn.

4.2.2.1.1 Kiểm tra mức cân "0" (hoặc mức cân Min).

Đối với cân chỉ thị điện tử

Điều chỉnh chỉ thị cân về "0" (hoặc Min). Thêm dần các quả cân có khối lượng bằng 1/10 e cho tới khi chỉ thị cân tăng lên một giá trị độ chia kiểm, xác định sai số tại điểm "0" (hoặc Min) đó.

a) Cách xác định sai số ở các mức kiểm đối với cân chỉ thị hiện số:

Tải mức tải L, bộ phận chỉ thị cân bằng ổn định ở giá trị I, thêm dần vào bộ phận tải các gia trọng, mỗi lần tương ứng với giá trị khối lượng bằng 1/10 e cho tới khi chỉ thị của cân tăng lên tới giá trị I + e , gọi  DL là tổng khối lượng của các gia trọng cho thêm, giá trị chỉ thị của cân trước khi làm tròn P được tính theo công thức.

P = I + 1/2 e -  DL

Sai số của phép cân trước khi làm tròn (E) được tính theo công thức

E = P - L = 1 + 1/2  e - D L - L

Sai số hiệu chính trước khi làm tròn:

Ec = E - E0

Trong đó:

{E0: Sai số tính toán tại điểm 0}.

b) Cách tiến hành xác định độ động ở các mức kiểm của cân chỉ thị điện tử.

Tại mức cân kiểm, khi số chỉ của cân ở trạng thái cân bằng ổn định tại giá trị I, trên bộ phận nhận tải của cân lúc đó, phải có một tập hợp các gia trọng, mỗi gia trọng có khối lượng bằng 1/10 giá trị vạch chia (d). Lần lượt rút dần từng gia trọng, cho tới khi chỉ thị chuyển chắc chắn sang giá trị I  - d. Sau đó cho thêm vào bộ phận  nhận  tải, một gia trọng (1/10 d) và tiếp tục thêm vào một khối lượng bằng 1,4 d. Nếu cân đảm bảo độ động, chỉ thị của cân phải hiện giá trị I + d, theo yêu cầu trong mục 4.2.1.9. Kiểm tra độ lặp lại theo cầu trong mục 4.2.1.10.

Đối với cân chỉ thị cơ khí (đầu đồng hồ, thước quả đẩy)

Đặt các quả cân nhỏ có tổng khối lượng bằng 1 đến 2 lần sai số cho phép lớn nhất của mức cân Max lên mặt bàn cân để thuận tiện cho việc xác định sai số dương. Đặt chỉ thị của cân về "0" (hoặc Min). Kiểm tra độ nhậy, độ động, độ lặp lại kết quả tại mức cân "0", theo yêu cầu tương ứng trong mục 4.2.1.6 ; 4.2.1.7 ; 4.2.1.9.

4.2.2.1.2 Kiểm tra tải trọng lệch tâm

Cách 1: Dùng tải trọng (quả cân) có tổng khối lượng bằng T/(n - 1), đặt vào giữa mặt bàn cân. Tiến hành kiểm tra sai số, độ nhậy (độ động) độ lặp lại của cân ở mức kiểm này, lần lượt di chuyển tải trọng này tới các góc khác nhau trên mặt bàn cân tương ứng với các vị trí trụ đỡ của mặt bàn, tại mỗi vị trí tiến hành xác định sai số của phép kiểm.

Cách 2: Dùng tải trọng lăn (xe ô tô) có tổng khối bằng 2T/(n - 1), đặt vào vị trí giữa mặt bàn cân. Tiến hành kiểm tra sai số, độ nhạy, độ động, độ lặp lại của cân ở mức kiểm này lần lượt di chuyển tải trọng này tới các vị trí: đầu phải bàn cân; đầu trái bàn cân. Tải trọng được dàn đều tương ứng với vị trí của cặp trụ đỡ mặt bàn. Sau đó kiểm tra lại các vị trí này theo hướng di chuyển tải trọng ngược lại.

Với  n  :  Số trụ đỡ

T  :   Tổng cộng mức cân lớn nhất và tải bì.

4.2.2.1.3 Kiểm tra độ đúng tại các mức cân

a) Khi tăng tải: Phải tiến hành kiểm tra không ít hơn 10 điểm phân bố đều trên từng thang đo, trong đó có các điểm đầu, điểm cuối thang đo các điểm sai số cho phép của cân nhảy bậc. Đối với cân chỉ thị đồng hồ, phải kiểm tra độ đúng của các điểm 1/4 ; 1/2 ; 3/4; 4/4 phạm vi nghiêng của cân. Ở cân có phạm vi mở rộng phải kiểm tra sai số tại các điểm chuyển thang cho tới mức cân lớn nhất. Đối với cân quả đẩy, quả mắc sẵn, kiểm tra sai số ở tất cả các khắc vạch của thước chính cho tới mức cân Max.

Khi sử dụng phương pháp đầy đủ chuẩn, ở mỗi mức kiểm, sai số được tính bằng hiệu kết quả chỉ thị và khối lượng chuẩn trên bàn cân.

Khi sử dụng phương pháp thay thế chuẩn  (khối lượng chuẩn ³ 2/10 Max): Sau khi xác định sai số tại mỗi bậc kiểm , khối lượng quả cân được thay thế bằng vật nặng (tải bì) cho tới khi cân đạt trạng thái cân bằng như khi đặt quả chuẩn.

Quá trình thay thế tải bì được lặp lại nhiều lần, tới mức tải Max.

Tại mức cân 50% Max và Max phải xác định sai số độ động (độ nhậy) và độ lặp lại của cân theo yêu cầu trong mục 4.2.1.6; 4.2.1.7; 4.2.1.8; 4.2.1.9; 4.2.1.11.

b) Khi giảm tải: Từ mức cân Max phải tiến hành kiểm tra sai số của tất cả các điểm đã kiểm trước đó theo trình tự giảm dần tải trọng cho tới mức "0".

 

4.2.2.1.4 Kiểm tra cơ cấu chỉ thị và cơ cấu in (nếu có)

a) Kiểm tra ổn định cân bằng

Đặt tải 50 % Max gây nhiễu để cân mất trạng thái cân bằng, ngay sau khi cân trở lại trạng thái cân bằng, bắt đầu thực hiện lệnh in hoặc lệnh lưu giữ số liệu. Đọc số chỉ sau khi in 5 giây. Thực hiện thử ít nhất 2 lần.

b) Kiểm tra cơ cấu in kết quả bằng cách thực hiện 2 lần cân như sau :

- Lần 1: Tiến hành cân tải trọng bất kỳ trong đó có khối lượng chuẩn (M), lưu lại kết quả.

- Lần 2: Bỏ khối lượng chuẩn (M) ra khỏi bàn cân, tiến hành cân lại và lưu kết quả.

Kết quả in ra phải bằng khối lượng chuẩn (M) bỏ.

4.2.2.2 Trình tự kiểm tra cân khi sử dụng phương pháp bậc thang rút gọn

Gồm hai phần :

- Phần kiểm rút gọn bộ phận chỉ thị;

- Phần kiểm toàn cân (Với bậc kiểm C ³  2/10 Max).

4.2.2.2.1 Kiểm rút gọn bộ phận chỉ thị

Tách bộ phận chỉ thị ra khỏi cơ cấu trung gian nhận tải.

a) Đối với bộ phận chỉ thị là thước quả đẩy, quả mắc sẵn:

Treo đĩa đặt quả cân thông qua bộ đồ gá và bộ dao gối phụ. Theo tỷ lệ kiểm chẵn chọn sẵn, sử dụng bộ quả cân chuẩn hạng III, tiến hành kiểm tra bộ phận chỉ thị như một cân hoàn chỉnh theo phương pháp đầy đủ chuẩn. Kiểm tra toàn bộ khắc vạch trên thước chính và sát cuối cùng trên các thang thước phụ theo yêu cầu điều 4.2.1.3. Kiểm tra cả 2 chiều tăng tải và giảm tải.

Kiểm tra độ nhậy, độ động ở mức không tải, mức C, mức (Max-C) và Max theo yêu cầu      điều 4.2.1.6; 4.2.1.8.

Kiểm tra độ lặp lại ở mức không tải, mức C, mức (Max-C) và Max theo yêu cầu điều 4.2.1.10 và 4.2.1.11.

b) Đối với bộ phận chỉ thị là đồng hồ:

Treo đĩa đặt quả cân lên quang truyền lực cơ cấu trung gian, sử dụng bộ quả cân chuẩn hạng III theo tỷ lệ kiểm chẵn chọn sẵn, tiến hành kiểm tra độ đúng ổ không ít hơn 10 điểm trong phạm vi nghiêng, trong đó có các điểm đầu, điểm cuối, các điểm có sai số cho phép nhảy bậc, các điểm gần với 1/4; 1/2; 3/4; 4/4 phạm vi đo của thang, các điểm chuyển phạm vi đo mở rộng theo yêu cầu điều 4.2.1.4. Kiểm tra cả hai chiều tăng tải và giảm tải.

Kiểm tra độ nhậy, độ động ở mức không tải, mức C, mức (Max-C) và Max theo yêu cầu của điều 4.2.1.6; 4.2.1.8.

Kiểm tra độ lặp lại ở mức cân không tải mức C, mức (Max-C) và Max; theo yêu cầu của      điều 4.2.1.10 và 4.2.1.11.

4.2.2.2.2 Kiểm tra toàn cân.

Nối bộ phận chỉ thị đã được kiểm tra với hệ thống tiếp nhận tải và tiến hành kiểm tra đo lường toàn cân.

4.2.2.2.2.1 Kiểm tra cân không tải: tiến hành kiểm tra như mục 4.2.2.1.1.

4.2.2.2.2.2 Kiểm tra tải trọng lệch tâm : tiến hành kiểm tra như mục 4.2.2.1.2.

4.2.2.2.2.3 Kiểm tra mức cân  C  tiến hành xác định sai số, độ động, độ nhậy, độ lặp lại theo yêu cầu trong mục 4.2.6; 4.2.1.8; 4.2.1.11.

4.2.2.2.2.4 Kiểm tra mức cân (Max-C ) đến Max

Dùng tải bì bằng (Max-C ) đặt lên bàn cân, xác định sai số, độ nhậy (độ động), độ lặp lại tại mức kiểm (Max-C )

Đặt thêm khối lượng chuẩn C, xác định sai số, độ nhậy (độ động) độ lặp lặi tại mức kiểm Max.

Rút hết tải trọng trên mặt bàn cân, xác định sai số điểm "0".

4.2.2.2.2.5 Kiểm tra lại mức cân  C

Tiến hành kiểm tra như mục 4.2.2.2.2.3

4.2.2.2.3 Kiểm tra cơ cấu chỉ thị và cơ cấu in (nếu có)

a) Kiểm tra ổn định cân bằng

Đặt tải 50 % Max gây nhiễu để cân mất trạng thái cân bằng, ngay sau khi cân trở lại trạng thái cân bằng, bắt đầu thực hiện lệnh in hoặc lệnh lưu giữ số liệu. Đọc giá trị chỉ thị sau khi in 5 giây.

b) Kiểm tra cơ cấu in kết quả bằng cách thực hiện 2 lần cân như sau :

- Lần 1: Tiến hành cân tải trọng bất kỳ trong đó có khối lượng chuẩn (M) lưu lại kết quả.

- Lần 2: Bỏ khối lượng chuẩn (M) bỏ ra khỏi bàn cân, tiến hành cân lại và lưu kết quả.

Kết quả in ra phải bằng khối lượng chuẩn (M)

Kết quả kiểm tra ghi vào biên bản theo mẫu 2 của phụ lục.

5/ Xử lý chung:

- Sau khi kiểm tra, cân đạt các yêu cầu theo điều 4.1 và 4.2 thì được đóng dấu hoặc dán tem kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định.

- Cân không đạt các yêu cầu theo điều 4.1 và 4.2 thì không đóng dấu kiểm định (cân mới) hoặc xoá dán kiểm định cũ (kiểm định kỳ).

kiem-dinh-can-o-to

 

● Dịch vụ hiệu chuẩn kiểm định định kỳ hàng năm.
● Tư vấn khách hàng biết về quy định của nhà nước về quản lý phương tiện đo.
● Khảo sát tình trạng hoạt động của hệ thống cân.
● Căn chỉnh lại cân nếu có sai lệch các điểm trên bàn cân.
● Vận chuyển quả cân chuẩn đến vị trí bàn cân tiến hành hiệu chuẩn.
● Kiểm dịnh cân  và cấp giấy chứng nhận ( Cơ quan có thẩm quyền cấp).

-------------------------------------------------------------

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HIỂU PHÁT

Địa chỉ: QL13, KP. 6, P. Thới Hòa, TX. Bến Cát, Bình Dương

Hotline: 0946.225.622

Email: cokhidientuhieuphat@gmail.com

Website: https://candientubinhduong.com.vn

http://candientubinhduong.com.vn